THÁNG 8: NGÀNH THÉP TĂNG TRƯỞNG KHÁ, THÁCH THỨC NHIỀU

Tháng 8: Ngành thép tăng trưởng khá, thách thức nhiều

Ngày: 22/09/15

 

         Theo tâm niệm, tháng 7 âm lịch là tháng “cô hồn”, nên việc kinh doanh không mấy đem lại may mắn. Thời tiết lại không mấy thuận lợi cũng làm ảnh hưởng nhiều đến việc xây dựng, sản xuất kinh doanh... Song đối với ngành thép dù khó khăn do phải cạnh tranh khốc liệt nhưng so với cùng kỳ các năm trước việc sản xuất, kinh doanh (SXKD) các sản phẩm thép, đặc biệt là thép xây dựng tháng 8/2015 tiếp tục tăng trưởng khá.

 

 

         Thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, tháng 8/2015 tổng sản lượng thép của các doanh nghiệp (DN) là thành viên của VSA sản xuất đạt 1.184.972 tấn, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2014. Theo đó, tiêu thụ đạt 936.753 tấn, tăng 15,3% so với cùng kỳ. Cụ thể, tiêu thụ trong nước đạt 779.319 tấn, chiếm khoảng trên 73%; xuất khẩu đạt 157.434 tấn.

         Riêng mảng thép xây dựng, trong tháng 8 tiêu thụ đạt 496.944 tấn, giảm so với tháng trước khoảng 4,9%, nhưng tăng khá so với cùng kỳ năm 2014 là 23,24%. Việc SXKD tháng 8 giảm nhẹ so với tháng 7/2015 là điều dễ hiểu, bởi thời gian này thời tiết không mấy thuận lợi nên ít nhiều đã làm ảnh hưởng đến việc xây dựng, kéo theo lượng thép tiêu thụ tụt giảm. Tuy nhiên, so với tháng 8 cùng kỳ năm 2014 sức tiêu thụ thép vẫn tăng trưởng khá.

         Đặc biệt, nếu tính chung 8 tháng, các DN thép thuộc VSA sản xuất thép xây dựng đạt 4.192.386 tấn, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm 2014. Đây là mức tăng trưởng cao nhất so với mức tăng trưởng bình quân của sản phẩm thép dài trong những năm gần đây. Theo đó, tiêu thụ đạt 4.074.107 tấn, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, xuất khẩu đạt 230.718, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm 2014.

         Đánh giá về việc xuất khẩu thép giảm trong thời gian gần đây, các chuyên gia ngành thép cho rằng, nguyên nhân chính do các vụ kiện chống bán phá giá các nước đưa ra ngày một nhiều, với mục đích nhằm bảo vệ hàng SXKD trong nước. Chính vì vậy, các doanh nghiệp thép Việt Nam ngày càng chịu sức ép lớn, đặc biệt việc SXKD trong nước khi cung vượt cầu tới gần 50%, phần lớn do sức ép từ hàng nhập khẩu của Trung Quốc tràn về nhập nhèm để bán với giá rẻ ngày một lớn.

         Áp lực trên khiến các doanh nghiệp SXKD thép Việt Nam đang loay hoay với thị trường bó hẹp. Khó khăn không thể lùi bước, các doanh nghiệp thép tiếp tục tìm hướng đẩy mạnh xuất khẩu, nhưng cũng không mấy thành công do thường xuyên gặp phải rào cản thương mại từ các nước đưa ra. Đặc biệt, với sản phẩm tôn, ống thép trong những năm qua xuất khẩu tăng khá nhất so với các sản phẩm thép nói chung, nhưng trong tháng 8/2015 này xuất khẩu ống thép của các doanh nghiệp cũng giảm 8,23% so với tháng trước, đạt 10.954 tấn; xuất khẩu tôn mạ giảm 1,4% so với tháng trước, đạt 73.296 tấn.

         Những kết quả trên cho thấy, may mắn đối với ngành thép không mấy, nhưng áp lực, thách thức phía trước ngày một gia tăng khi hàng nhập khẩu về nhiều, xuất khẩu tụt giảm…

DK (nguồn: theo http://www.baoxaydung.com.vn)

Bài đăng liên quan

CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ

CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ

Cơ hội việc làm của ngành Kỹ thuật cơ khí Được mệnh danh là “trái tim của quá trình công nghiệp hóa” và đang có tốc độ phát triển nhanh chóng, ngành Kỹ thuật cơ khí đang giữ vị trí là một trong những ngành dẫn đầu trong nhóm ngành Kỹ thuật – công nghệ. Chính vì vậy, trong tương lai, nhu cầu nhân lực ngành này sẽ tăng cao với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn một cái nhìn rõ nét về Cơ hội việc làm của ngành kỹ thuật cơ khí.
NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ LÀ GÌ? RA TRƯỜNG LÀM GÌ?

NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ LÀ GÌ? RA TRƯỜNG LÀM GÌ?

Ngành Kỹ thuật Cơ khí là gì? Kỹ thuật Cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc và thiết bị hoặc các vật dụng hữu ích. Cơ khí áp dụng các nguyên lý nhiệt động lực học, định luật bảo toàn khối lượng và năng lượng để phân tích các hệ vật lý tĩnh và động, phục vụ cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực như ô tô, máy bay và các phương tiện giao thông khác, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, máy móc và thiết bị sản xuất, vũ khí,…